Mặc dù, “ cơ hội” khác với “ vấn đề” như nước khác với lửa, vậy mà vẫn có một lối nghĩ trong quản trị đánh đồng hai khái niệm này với nhau bằng cách mở rộng định nghĩa rằng “ vấn đề’ bao gồm bất cứ thứ gì bạn mong muốn đạt được. Cách nghĩ này không những ngớ ngẩn về ngữ nghĩa mà còn có hại đối với tư duy quản lí. Với một vấn đề, chúng ta phải tìm ra giải pháp. Với một cơ hội, chúng ta tìm kiếm lợi ích. Với một vấn đề, chúng ta biết đâu là chỗ chúng ta muốn kết thúc. Với cơ hội, chúng ta không biết chính xác mình muốn tới đâu cho đến khi tìm ra nó.
Các trường kinh doanh dạy kĩ năng giải quyết vấn đề. Kinh nghiệm cũng dạy kĩ năng giải quyết vấn đề cho các nhà quản lý trẻ bởi bao giờ cũng có đủ nhiều vấn đề cấp bách để xử lí, và cơ hội thăng tiến sẽ dành cho ai biết cách giải quyết tốt vấn đề. Kết quả của tất cả những việc này, tư duy – cơ hội bị bỏ qua và để mặc các nhân viên, nhà kinh doanh riêng lẻ, những người chẳng thay mặt ai trừ chính mình. Chúng ta nên quan tâm đặc biệt đến việc tìm kiếm cơ hội cũng nhiều như quan tâm tới việc giải quyết vấn đề.
Nếu ô chữ nhật ở hình vẽ chính là không gian cơ hội thì có thể nói đó là một mảnh vườn bí mật. Đó là khu vườn tri giác nơi quả ngọt rơi ngay vào vạt áo bạn – tất nhiên chỉ khi bạn đã lọt được vào đó. Muốn vào được khu vườn này bạn phải tìm ra cánh cổng – Tức là tìm kiếm cơ hội và một vấn đề cuối cùng bạn nên cân nhắc “ chớ bao giờ đánh giá một cơ hội qua tiềm năng lợi nhuận của nó, mà phải qua khả năng thực tiễn có thể đạt được những mặt lợi ích nào”.
Tổng hợp từ “Bản đồ tư duy quản trị” – Edward de Bono
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn