Đã bao giờ bạn trải qua cảm giác khó tin rằng mình “ làm việc gì cũng xuôi chèo mái mái” dường như không có việc gì trở ngại công việc của bạn. Thành công nối tiếp thành công và bạn chưa bao giờ thất bại? Đối lập với những khoảnh khắc ấy, sẽ có lúc bạn có cảm giác mình chẳng làm được việc gì, khi mọi thứ dường như đều dễ bị đổ bể và bạn trở nên lo lắng đến mức không dám ra khỏi nhà.
Điều gì khiến chúng ta có cảm giác như mình đang gặp vận may hay xui xẻo như vậy? Khoa học chỉ ra rằng đó là do quá trình tự nhận thức của mỗi người đều có sự thay đổi trước những sự kiện xảy ra hàng ngày liên quan đến chúng ta. Khi nhìn nhận bản thân mình là người thế này hay thế khác, tư duy chúng ta sẽ tự nhận biết và tìm một phương án cư xử phù hợp. Thậm chí cả những việc dường như không liên quan tới kiểm soát cảm xúc chủ quan của con người cũng tuân theo quy luật này.
Hãy xem xét một vấn đề cụ thể để khám phá ảnh hưởng của nó tới quá trình nhận thức của mỗi chúng ta. Các nghiên cứu cho thấy: khi nhận được một yêu cầu nhỏ và chấp nhận thực hiện nó; một người sẽ dễ dàng chấp nhận một yêu cầu lớn hơn – thực chất chính là yêu cầu mà chúng ta muốn người đó thực hiện. Nếu không có yêu cầu nhỏ và anh ta cũng không muốn thực hiện nó, thì anh ta chẳng có lí do nào để làm yêu cầu tiếp theo. Điều đó có nghĩa khi thực hiện những việc nhỏ theo cũng một hướng, chúng ta có xu hướng duy trì cảm giác hòa hợp bằng cách đồng ý chấp nhận thực hiện một yêu cầu lớn hơn của điều đã từng thực hiện trước đó.
Bạn hãy nhớ lại ! khi đang tên đà thành công, bạn có xu hướng nghĩ rằng vận may của mình đã tới. Tương tự, khi mọi chuyện không như ý, bạn nghĩ rằng vận may đã bỏ rơi mình. Thế giới xung quanh ta, và cách chúng ta giao tiếp với nó, được quyết định bởi phần lớn quá trình nhận thức của chúng ta – quá trình đó là sự phản chiếu của quá trình tự nhận thức – cách thức chúng ta nhìn nhận bản thân mình. Việc tự nhận thức của một người thường là sự cố định, nhưng nó có thể “ co dãn” qua nhiều mức độ khác nhau và có thể thay đổi tùy thuộc vào các sự kiện xảy ra trong thời điểm gần đó. Vì vậy, bạn có thể phán đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào việc quan sát điều đang xảy ra.
Tổng hợp từ Đọc vị bất kỳ ai – TS David J Lieberman.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn