Bài học số 1 -THẾ GIỚI NỘI TÂM, SỨC MẠNH KHỔNG LỒ

Thứ hai - 08/07/2024 06:05 - Lượt xem: 95
Bài học số 1 -THẾ GIỚI NỘI TÂM, SỨC MẠNH KHỔNG LỒ

Chúng ta bắt đầu học từ bài số 1. Học xong bài này, sinh mệnh của các bạn sẽ tràng đầy sức mạnh, phương thức sinh hoạt sẽ càng thêm lành mạnh, các bạn sẽ cảm thấy cuộc sống càng hạnh phúc hơn! Điều đáng chú ý là bạn không cần đi tìm kiếm sức mạnh đó, vì nó đã có sẵn trong ngƣời bạn rồi, chỉ có điều, bạn chưa biết đến nó, chưa biết vận dụng nó mà thôi.
 

Bài học này sẽ giúp các bạn nhận thức được thứ năng lượng này, nắm được nó, kết hợp nó với sinh mệnh thành một thể thống nhất. Sau đó, biến nó thành một bộ phận trong sinh mệnh của các bạn, nhờ đó các bạn sẽ chinh phục được mọi khó khăn trên đường đời. Sức mạnh to lớn của nhân loại là năng lượng tinh thần nằm trong tiềm thức.
 

Đời người là hôm qua, hôm nay và ngày mai hợp thành. Chúng ta bước tự hôm qua đến, dùng hành động trong hôm nay để đốt sáng niềm hy vọng, chắp cánh cho mơ ước ngày mai. Quan trọng nhất là ngày hôm nay nhưng cũng không được quên thể hội và cảm nhận ngày hôm qua, vì chúng là tiền đề để chúng ta lựa chọn trong hôm nay.
 

Bây giờ các bạn hãy cố gắng cảm nhận nhân sinh, thế giới là muôn màu, sinh mệnh là tươi đẹp. Cảnh tượng tốt đẹp đó chỉ dành cho những ai chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận nó mà không dành cho những ai thờ ơ bỏ qua nó. Mỗi ngày đều là ngày mai và cũng đều là ngày hôm nay và rồi cũng sẽ trở thành ngày hôm qua. Mong các bạn nắm chắc và cảm nhận đầy đủ được ngày hôm nay và nhờ thế, các bạn sẽ được chào đón một ngày mai tươi sáng. Thế nhé, chúng ta hãy bắt đầu vào nội đung bài học số 1.
 

1. Có rất nhiều thực tế chứng minh rằng, đối với bất kỳ việc gì, chuẩn bị càng tốt thành công sẽ đến càng gần, chuẩn bị càng ít, thành công càng xa.

2. Tư duy của nhân loại là một thứ năng lượng sôi động nhất, có tính sáng tạo cao nhất. Hoàn cảnh khách quan và mọi việc xảy ra trong cuộc sống đều là sự phản ánh của tư duy chủ quan vào thế giới khách quan.

3. Mỗi sự lựa chọn của chúng ta không phải là một việc làm ngẫu nhiên mà bắt nguồn từ tư duy đã có sẵn trong đầu óc chúng ta.

4. Tư tưởng chủ đạo hành động. Về một mức độ nào đó, tư duy và phương thức tư duy của mỗi người sẽ quyết định hiện trạng và tương lai của họ.

5. Chúng ta thường coi nhẹ năng lượng tiềm tàng của mình. Để nhận thức lại mình, trước hết chúng ta cần chú ý đến sự tồn tại của năng lượng đó. Mọi cái đều bắt nguồn từ thế giới nội tâm.

6. Thế giới nội tâm không thể sờ mó được nhưng nó đích thực tồn tại và có sức mạnh không tưởng tượng nổi. Nó là một thế giới năng động bao gồm các yếu tố tư tưởng, cảm giác và lực lượng.

7. Tư tưởng làm chúa tể thế giới nội tâm. Khi nhận ra nó có nghĩa là chúng ta có thể giải quyết được mọi vấn đề khó khăn. Nắm được nó, tức là chúng ta nắm được quy luật để tạo ra sức mạnh, thành tựu và của cải.

8. Thế giới nội tâm có một tiềm năng lớn kinh người, bao hàm một sức mạnh vô biên, một trí tuệ vô hạn và có thể thoả mãn mọi nhu cầu thực tế. Chúng ta nắm được nó, vận dụng được nó có nghĩa là nó sẽ phản ánh rõ ra thế giới bên ngoài.

9. Thế giới nội tâm hài hoà một khi bức xạ ra thế giới bên ngoài làm cho quan hệ giao tiếp được tốt đẹp, hoàn cảnh sống được thoải mái, xử lý vấn đề có hiệu quả và trạng thái tinh thần rất tốt.

10. Thế giới nội tâm hài hoà cũng giúp chúng ta khống chế được tư tưởng của mình, có thể chủ động đối phó một cách tích cực chứ không tiêu cực trước các trở ngại.

11. Thế giới nội tâm hài hoà cũng giúp cho chúng ta lạc quan hơn, không ngừng tiến bước. Với trạng thái tinh thần tốt đẹp ấy, chúng ta cũng sẽ có một thế giới bên ngoài được thoả mãn.

12. Thế giới bên ngoài cũng có thể phản ánh qua sự biến động và phát triển của thế giới nội tâm.

13. Khi nhận thức được trí tuệ ẩn chứa trong thế giới nội tâm, chúng ta có thể giải phóng tiềm năng trong thế giới nội tâm, đồng thời sẽ có năng lực làm cho năng lượng đó phản ánh ra thế giới bên ngoài.

14. Khi nhận thức ra và vận dụng trí tuệ ẩn chứa trong thế giới nội tâm, tư tưởng của chúng ta cũng sẽ có được trí tuệ đó.

15. Người nào có khát vọng cần tiến bộ, bất cứ già hay trẻ đều sẽ có hy vọng, nhiệt tình, lòng tự tin, sự kiên cường, dũng khí, tình hữu hảo và tín ngưỡng sinh ra trong thế giới nội tâm.

16. Sinh mệnh không phải là một quá trình đơn giản từ không đến có, rồi lại trở về không. Thực tế nó là một quá trình đa tầng từng bước đi sâu, từng bước thăng hoa. Mọi cái chúng ta thu nhận được từ thế giới bên ngoài đều đã có sẵn trong thế giới nội tâm của chúng ta.

17. Thành tựu và của cải đều dựa trên cơ sở nhận thức. Mọi thu hoạch đều là kết quả không ngừng tích luỹ nhận thức. Một khi nhận thức bị gián đoạn hoặc để ý thức bị phân tán, công việc sẽ kém hiệu quả ngay.

18. Sự phát huy tác dụng của thế giới nội tâm có liên quan đến nhân tố hoà hợp. Một khi thế giới nội tâm kém hài hoà sẽ làm cho thế giới bên ngoài bị rối loạn. Do đó, muốn có thành tựu, điều thiết yếu là bạn phải chung sống hoà hợp với quy luật tự nhiên.

19. Nhờ có tư tưởng, chúng ta có thể liên lạc với thế giới bên ngoài. Đại não – hệ thống thần kinh tuỷ sống là khu trung tâm của thân thể. Nó kết gắn các khí quan và các tổ chức trong thân thể làm cho con người có phản ứng với nhiều loại cảm giác khác nhau như ánh sáng, nhiệt, mùi, vị, âm thanh….

20. Khi con người dựa vào tư tưởng và sự suy nghĩ để tìm hiểu quy luật phát triển của sự vật và bản chất của sự vật, hệ thống đại não – thần kinh tuỷ sống sẽ truyền đạt các thông tin chính xác đó tới các bộ phận trong thân thể. Từ đó, các loại cảm giác sẽ hoà hợp thống nhất và con ngườii sẽ cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc.

21. Nhờ có tư tưởng và ý thức, con người có thể truyền năng lượng như hy vọng, dũng khí, lòng tin, nhiệt tình, sức sống vào thân thể. Tất nhiên, tư tưởng cũng có thể mang lại cho con người một số thông tin tiêu cực như buồn rầu, bệnh hoạn, chán nản, thất vọng, túng thiếu… Đó là do phươg thức tư duy sai lầm sinh ra.

22. Con người dựa vào tiềm ý thức để tạo ra sự liên kết với thế giới nội tâm. Thần kinh thái dương là khí quan của tiềm ý thức, hệ thống thần kinh giao cảm chi phối các cảm giác chủ quan như vui vẻ, lo sợ, yêu thích, khát vọng, mơ tưởng (tất cả đều là các hiện tượng của tiềm ý thức). Tiềm ý thức chính là cây cầu nối liền giữa con người với thế giới nội tâm. Đương nhiên, chúng ta có khả năng từng bước khống chế năng lượng của thế giới nội tâm.

23. Sự liên hệ giữa thế giới nội tâm và thế giới bên ngoài được quyết định bởi sự hiệp đồng của 2 hệ thống thần kinh lớn đó và sự vận dụng công năng của chúng. Nhận biết được điều đó sẽ có lợi cho việc phối hợp thống nhất chủ quan và khách quan, làm cho con người được phát triển hài hoà. Đồng thời, nó giúp cho con người không bị lúng túng trước biến động của thế giới bên ngoài và biết rõ thành công trong tương lai là do bản thân chúng ta quyết định.

24. Trên thế giới này, khắp nơi đều có những quy tắc, quy luật phổ biến. Mọi quan niệm về tư tưởng chính xác đều phải phụ thuộc vào chúng.

25. Các quan niệm đúng có thể chỉ đạo thực tiễn. Dựa vào quan niệm đúng đắn này, con người có thể biến tư tưởng thành hiện thực. Nhận thức của mỗi con người đối với các quan niệm đó có khác nhau nhưng tác dụng của chúng là giống nhau. Nhận thức khác nhau chẳng qua chỉ là phương thức biểu hiện khác nhau.

26. Bản chất của các nhận thức và quan niệm đúng đắn là giống nhau. Do đó, mọi quan niệm suy cho cùng đều chỉ là một. Chúng ta thật sự thể hội và lĩnh hội được quy luật của sự vật, mới có thể tìm ra quan niệm đó.

27. Xét về mặt vĩ mô, ý niệm tập trung trong bộ não của mỗi người không có gì khác nhau, chỉ có sự khác biệt về tiểu tiết của từng cá thể mà thôi.

28. Các quan niệm đúng đắn là 1 thứ năng lượng tiềm tàng. Nó chỉ có thể hiện ra ở từng các thể. Sự tập hợp của ý thức có thể tạo thành quan niệm đúng đắn, thích dụng. Đó là mối quan hệ giữa tập thể và cá thể.

29. Đặc điểm tư duy và năng lực suy nghĩ của mỗi người có khác nhau, đó là sự phân biệt chủ yếu giữa các cá thể. Nó cũng là một thủ đoạn, một biện pháp bộc lộ ra ngoài của các ý niệm nội tâm. Bản thân ý niệm là một hình thức nhỏ nhoi của năng lượng tĩnh. Ý tưởng cụ thể do năng lượng đó sinh ra. Ý tưởng là giai đoạn động (khác với tĩnh) của ý thức. Ý thức là giai đoạn tĩnh của ý tưởng.

30. Các thuộc tính nội tại của vạn vật đều bao hàm các quy tắc phổ biến thích dụng. Các quy tắc này chi phối hoàn toàn mọi sự vật. các thuộc tính nội tại của vạn vật cũng bao gồm các thuộc tính của bản thân con người. Khi con người suy nghĩ, thuộc tính trong người họ sẽ quyết định động thái suy nghĩ. Các thuộc tính này thông qua hành vi con người phản ánh vào hoàn cảnh khách quan, phối hợp với thuộc tính của bản thân mỗi ngƣời.

31. Kết quả sinh ra từ hành vi bản thân con người, suy cho cùng đều là sản phẩm của suy nghĩ. Vì vậy, muốn cho hành vi có kết quả tốt đẹp, chúng ta phải khống chế được tư tưởng, đó là điều rất cơ bản.

32. Thế giới nội tâm là nguồn gốc của mọi lực lượng, mọi sức mạnh. Bạn có thể khống chế được nó, nhưng bạn phải có nhận thức chính xác và thực hành nhận thức đó.

33. Một khi đã lĩnh hội được một quy tắc, một phép tắc nào đó và biết cách khống chế ý thức của mình, bạn có thể tuỳ ý vận dụng phép tắc đó vào hành động. Phép tắc này là cơ sở phát triển của vạn vật.

34. Quy tắc phổ biến thích dụng cũng là quy tắc sinh mệnh của mỗi hạt nguyên tử tồn tại một cách khách quan. Thuộc tính nội tại của mỗi hạt nguyên tử đều ăn khớp với quy tắc đó.

35. Không phải ai cũng nhận thức được thế giới nội tâm của mình. Thế giới này rất phong phú và giàu sức sáng tạo.

36. Khi có một quan niệm hoàn toàn mới, nhiều người thường không nhận ra điều đó và cứ nhằm vào thế giới bên ngoài để tìm ra đáp án giải quyết vấn đề. Như vậy thật phí công vô ích hoặc chỉ có thể giải quyết vấn đề một cách hời hợt bề ngoài mà thôi

37. Thế giới nội tâm và thế giới bên ngoài là hỗ trợ lẫn nhau, cùng tồn tại bên nhau. Thế giới nội tâm là nguồn, thế giới bên ngoài là dòng chảy. Năng lực của con ngƣời thể hiện ra thế giới bên ngoài được quyết định bởi sự nhận biết của con người đối với nguồn năng lượng đó. Mỗi cá thể đều là đầu ra của thứ năng lượng vô hạn này.

38. Nhận thức là một quá trình thể nghiệm của tinh thần. Quá trình này thể hiện tác dụng qua lại của cá thể với quy tắc phổ biến thích dụng. Tác dụng và phản tác dụng của quá trình thể nghiệm cũng là một quy tắc về quan hệ nhân quả. Quy tắc này không đặt trên cơ sở cá thể mà đặt trên cơ sở quan niệm chung của toàn nhân loại.

39. Con người chúng ta có một thế giới thực thể tinh thần phong phú, bao la, giống như biển cả mênh mông. Biển cả này thai nghén sức sống sôi nổi có thể thoả mãn các nhu cầu tinh thần khác nhau. Thông qua tư tưởng của các cá thể khác nhau, nó được thể hiện và bộc lộ ra ngoài.

40. Việc ứng dụng các quan niệm đúng đắn mới là giá trị thực của nó. Khi bạn có thể lĩnh hội và vận dụng tự do các quan niệm và quy tắc thích dụng, cuộc sống bất kể về mặt vật chất hay tinh thần đều có sự thay đổi, giàu sang sẽ thay thế nghèo hèn, trí tuệ sẽ thay thế ngu muội, hài hoà sẽ thay thế rối loạn, quang minh sẽ thay thế bóng tối.
 

HUẤN LUYỆN TÂM LÝ
 

Nào! Bây giờ chúng ta hãy thực hành những điều đã học. Bạn hãy chọn 1 nơi thật yên tĩnh và thả lỏng thân thể (nhưng  không buông trôi), sau đó dần dần khống chế thân thể. Đồng thời, bạn hãy để tư tưởng và tâm tư tự do trôi nổi thoải mái trong thế giới nội tâm. Mỗi lần tập làm như vậy kéo dài khoản 15-20 phút. Tập liên tục ba bốn ngày hoặc 1 tuần lễ cho tới khi bạn cảm thấy đã “ngộ” ra và thu hoạch được một cái gì đó và đạt tới trạng thái tốt đẹp!
 

Ban đầu, có 1 số người không dễ dàng nhập cuộc nhưng cũng có người vào cuộc nhanh chóng. Bạn chớ nên sốt ruột, chỉ cần mỗi lần tập đều có tiến bộ là được. Tuy nhiên, bạn cần chú ý khống chế thân thể của mình mới là điều kiện tiền đề không thể thiếu.
 

Sau khi làm được việc này rồi, bạn hãy thể hội cho tốt nội dung của bài học này.
 

TRỌNG ĐIỂM ÔN TẬP 1

1.Cơ sở của mọi thành tựu và của cải là gì?

Mọi thành tựu và của cải đều từ sự nhận biết (nhận thức) sinh ra.

2. Cá thể sinh mệnh liên kết với thế giới bên ngoài như thế nào?

Cá thể sinh mệnh thông qua tư tưởng và ý thức để liên kết  với thế giới bên ngoài. Đại não là khí quan của tư tưởng.

3. Cá thể sinh mệnh liên kết với thế giới nội tâm như thế nào?

Cá thể sinh mệnh thông qua tiềm ý thức để liên kết với thế giới nội tâm.  Thần kinh thái dương là khí quan của tiềm ý thức.

4. Thế nào là quy tắc phổ biến thích dụng?

Đó là quy tắc sinh mệnh của hạt nguyên tử tồn tại một cách khách quan.

5. Cá thể tác động tới thế giới bên ngoài như thế nào?

Năng lực suy nghĩ của mỗi con người là năng lực mà nó tác động đến thế giới bên ngoài. Sự suy nghĩ này là quá trình thể nghiệm của nhận thức.

6. Làm thế nào để đạt tới một trạng thái hài hoà nhất, tốt đẹp nhất?

Trạng thái hài hoà, tốt đẹp nhất được thực hiện nhờ vào phương thức tư duy chính xác.

7. Cái gì gây ra sự rối loạn, xung đột và thiếu thốn?

Phương thức tư duy sai lầm gây ra.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn