Bài học số 2 – TẬP QUÁN VÀ TIỀM Ý THỨC

Thứ hai - 08/07/2024 06:12 - Lượt xem: 177
Bài học số 2 – TẬP QUÁN VÀ TIỀM Ý THỨC

Mọi người đều rõ, không ai lúc nào cũng gặp được mọi điều thuận lợi, các khó khăn mà ta gặp phải chủ yếu do quan niệm rối loạn và do sự thiếu hiểu biết cái “tôi” sinh ra. Muốn thay đổi tình trạng đó, ta cần tìm ra quy luật nội tại của sự rối loạn rồi điều chỉnh bản thân để thích ứng với quy luật tự nhiên. Do đó, sự suy nghĩ sáng suốt và óc quan sát nhạy bén là rất đáng quý. Năng lực đó không phải tự nhiên đến với chúng ta mà phải dựa vào sự nỗ lực từng chút một hàng ngày mới có được.
 

Cảm giác, sự xét đoán, ý thích, quan niệm đạo đức, tài năng, chí hướng của bạn đều có ảnh hưởng đến cảm giác thoả mãn của chính bạn đối với cuộc sống thực tế. Chúng là kết quả bạn tích luỹ được qua học tập và thực tiễn. Cảnh ngộ từng người khác nhau nên kết quả thu được cũng khác nhau. Để có được cảm giác thoả mãn, bạn phải nhằm vào các tư tưởng tốt đẹp nhất mà bạn học tập.
 

Tư tưởng là sức mạnh! Nó hàm chứa một nguồn năng lượng dồi dào. Tư tưởng tích cực sẽ sinh ra năng lượng tích cực. Tư tưởng tập trung sinh ra năng lượng tập trung. Tư tưởng tích cực được tập trung lại sẽ sinh ra 1 lực lượng siêu phàm rất cần cho những kẻ nghèo khổ dựa vào đó để vươn lên.
 

Tiền đề để có được và thể hiện được lực lượng đó là nhận thức. Nhận thức được nó càng sâu sắc, khả năng giành được nó càng lớn. Khi đã có được nó, nó sẽ ở lại mãi mãi trong đầu óc, sẽ không ngừng sáng tạo và đổi mới tư tưởng, nhận thức, sẽ được thể hiện ra thế giới bên ngoài. Bài học số 2 chính là nói về phương pháp nhận biết lực lượng đó.
 

1. Tư duy vận động được là nhờ vào tiềm thức và hiển ý thức. Đây là mô thức với hai hành vi song song. Giáo sư Davison từng nói: “Cứ nhăm nhe muốn dùng hiển ý thức để giải thích hành vi nội hàm và ngoại diên của thế giới tinh thần, chẳng khác gì muốn dùng một cây nến để soi sáng toàn thể vũ trụ”.
 

2. Tư duy của con người là một tác phẩm hoàn mỹ. Nó chuẩn bị đầy đủ cho hoạt động nhận thức của chúng ta. Sự vận hành của tiềm ý thức là chuẩn xác có tính logic, không thể xuất hiện tình trạng lẫn lộn. Đáng tiếc rằng, đa số chúng ta không biết quy luật vận hành của tư duy và logic tư duy là cái gì.
 

3. Tiềm thức trong đầu óc con người giống như một người làm việc ở hậu trường và là một nhà từ thiện sẵn sàng tiếp tế cho nhu cầu của chúng ta, cần cù phục vụ chúng ta. Nó là một vũ đài để hoạt động tinh thần quan trọng nhất của con người, có thể dựa vào đó mà thể hiện hết mình.
 

4. Chính nhờ có tiềm ý thức mà Shakespeare mới có thể từ 1 học sinh phổ thông lĩnh hội được những chân lý vĩ đại và thể hiện nó trong tác phẩm của mình. Chính nhờ có tiềm ý thức nên hoạ sĩ Raphael, nhạc sĩ Beethoven mới trở thành những nghệ sĩ, thiên tài.
 

5. Phương thức xử lý vấn đề trong công tác và sinh hoạt động của chúng ta phần lớn đều không dựa vào hiển ý thức mà thường là nhờ vào tiềm ý thức. Những kỹ xảo hoàn mỹ như chơi piano, trượt băng, buôn bán đều bắt nguồn từ tiềm ý thức. Bạn có thể vừa đàn hát du dương, vừa chuyện trò hài hước với người khác cũng là do tiềm ý thức chỉ huy.
 

6. Mỗi người chúng ta đều ỷ lại vào tiềm ý thức. Tư tưởng càng cao cả, vĩ đại, tác dụng của tiềm ý thức càng rõ. Tài năng hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc… của con người đều phải dựa vào tiềm ý thức.
 

7. Tiềm ý thức lấy từ kho ký ức của con người mọi thông tin cần thiết. Ví dụ, những thông tin về họ tên, địa điểm, thời gian… Hiển ý thức không thể có giá trị như tiềm ý thức. Tiềm ý thức từng giờ từng phút bám sát cuộc sống của chúng ta.
 

8. Con người không thể tuỳ ý khống chế cơ năng sinh lý của cơ thể. Ví dụ, bạn không thể bảo tim mình ngừng đập, máu ngừng chảy. Nhưng chúng ta có thể được sự chỉ đạo của tiềm ý thức tuỳ ý sử dụng các giác quan để cảm nhận thế giới bên ngoài.
 

9. Hành vi của con ngƣời có thể chia làm hai loại. Một loại là nghe theo lệnh của ý nguyện, một loại là tiến hành khoan thai, nhịp nhàng theo quy luật của tiềm ý thức. Chúng ta có khuynh hướng lựa chọn loại hành vi thứ hai.
 

10. Có hai loại năng lượng chỉ đạo hai loại hành vi đó. Năng lượng biến ngoại bộ là hiển ý thức, còn gọi là ý thức khách quan. Năng lượng khả biến nội tại là tiềm ý thức, còn gọi là ý thức chủ quan. Nó có tác dụng bảo đảm cho thế giới nội tâm của con người có thể vận hành nhịp nhàng. Hiển ý thức tiếp cận gần hơn với tầng hiện thực, tiềm ý thức tiếp cận gần hơn với tầng tinh thần.
 

11. Ta cần quan sát kỹ quy luật vận hành của hiển ý thức và tiềm ý thức, chú ý đến tác dụng của chúng đối với tinh thần. Hiển ý thức thông qua các cảm quan của con người để gây tác dụng đối với thế giới bên ngoài.
 

12. Hiển ý thức là nguồn động lực của ý chí và kết quả do ý chí sinh ra. Nó có năng lực nhận rõ, phân biệt, lựa chọn và cả suy lý nữa. Năng lực suy lý như quy nạp, diễn dịch, phân tích, suy luận có thể phát triển ở các tầng bậc sâu hơn nữa.
 

13. Hiển ý thức có năng lực dẫn đạo hoạt động của tiềm ý thức. Nó đóng vai trò là người giám hộ của tiềm ý thức, có thể nhận hậu quả về sự dẫn đạo này. Vai trò này đôi khi có thể làm thay đổi căn bản tình hình hiện tại của con người. Tất nhiên, hiển ý thức cũng để lại dấu ấn của mình trên các mặt hoạt động khác của tinh thần.
 

14. Tiềm ý thức nằm ở tầng sâu của ý thức, khi nhận đƣợc các thông tin sai lầm, nó có thể trực tiếp phản ánh lên bộ não để tác động tới hành vi của con người. Hiển ý thức đóng vai trò gác cổng, có tác dụng ngăn chặn các thông tin sai lầm cho vào cổng từ trước khi tiềm ý thức tiếp nhận các thông tin đó, do đó con người được nó bảo vệ.
 

15. Một nhà khoa học đã phân biệt hiển ý thức và tiềm ý thức như sau: “Hiển ý thức là kết quả suy lý của lý trí, tiềm ý thức là phản ứng dục vọng bản năng sinh ra từ sự tích luỹ suy lý của ý chí”.
 

16. Bản thân tiềm ý thức không có năng lực chứng minh suy lý. Với tiền đề hiện có, nó chỉ có thể dựa vào các phán đoán trực tiếp để chỉ hướng cho hành vi. Nếu tiền đề chính xác, có ý nghĩa tích cực, tiềm ý thức sẽ có các phán đoán và sự chỉ hướng chính xác. Nếu tiền đề sai lầm, tiêu cực, kết luận của tiềm ý thức và sự chỉ hướng cho hành vi cũng sai lầm. Để phòng ngừa tình trạng đó, cần có sự hỗ trợ của hiển ý thức.
 

17. Tiềm ý thức không bao giờ phán đoán thông tin nó nhận được là chính xác hay sai lầm. Trong thực tế, thông tin mà chúng ta nhận được đâu phải chính xác hết, nếu sai lầm, sự phán đoán của tiềm ý thức sẽ sinh ra phản tác dụng lớn đối với nhân sinh.
 

18. Đóng vai trò người giám hộ kiêm gác cổng, hiển ý thức không phải là vạn năng. Tất nhiên, cũng có khi nó không làm tròn chức trách hoặc phán đoán sai lầm, đặc biệt trong tình hình hết sức phức tạp lại dễ dàng mắc sai lầm. Lúc đó, tiềm ý thức sẽ mở rộng cửa đón nhận mọi thông tin sai lệch, tiêu cực. Do đó, cần bảo vệ tốt cánh cửa của tiềm thức.
 

19. Vì tiềm thức chỉ dựa vào trực giác để phán đoán, nên quá trình làm việc đó rất ngắn, khác với hiển ý thức cần có thời gian dài hơn.
 

20. Tiềm ý thức phản ứng nhanh chóng, mỗi khi nhận được thông tin sẽ vận hành ngay theo quy tắc của mình để đưa ra phán đoán. Quy tắc này chính là nguồn động lực của mọi hành vi mà con người tác động vào thế giới bên ngoài.
 

21. Khi đã hiểu được quy tắc vận hành của tiềm ý thức, con người sẽ phát hiện thấy có thể vận dụng vào mọi nơi trong cuộc sống. Ví dụ, lúc đầu bạn cảm thấy cuộc đàm phán rất khó khăn nhưng sau đó do đã chọn được một câu chuyện thích hợp hoặc do một cơ hội nào đó, cuộc đàm phán đã thành công mỹ mãn. Chỉ cần hiểu được quy luật của tiềm ý thức và khéo lợi dụng nó là ta có thể đối phó với mọi trở ngại, khó khăn.
 

22. Tiềm ý thức là nguyên tắc làm việc và là nguồn khởi đầu ý tưởng của con người. Mọi phẩm chất của chúng ta như sở thích, khiếu thẩm mỹ đều xuất phát từ tiềm ý thức. Khi nhận phải thông tin tiêu cực, ta cần kiên trì tiến hành “phản ám thị” để bác bỏ nó, buộc tiềm ý thức phải loại bỏ thông tin này và tiếp thu phương thức tư duy hoặc phương thức sinh hoạt mới, lành mạnh, tích cực. Kiên trì làm một việc gì đó sẽ tạo thành một tập quán, một thói quen và cũng tạo thành một mô thức cố định của tiềm ý thức, không cần dựa vào kết quả hiển ý thức phân tích, xét đoán, suy lý thu được. Do đó, ta mới nói tiềm thức là nguồn khởi đầu của tập quán.
 

23. Nếu đó là tập quán lành mạnh, tích cực, ta sẽ kiên trì giữ lấy. Nếu làm tập quán sai lầm, có hại, ta cần kiên trì tiến hành phản ám thị để loại bỏ nó. Cần nhận thức được năng lượng to lớn tiềm tàng trong tiềm ý thức và tin ràng ta có thể khai thác nó, tận dụng nó, bản thân ta sẽ có thể kết hợp nó với sinh mệnh của mình, tạo ra một sức mạnh to lớn.
 

24. Ta hãy tổng kết vai trò của tiềm ý thức: Về mặt vật chất mà nói, tiềm ý thức cần thiết cho việc duy trì sinh mệnh, phát huy được tác dụng hết sức quan trọng cho hoạt động bình thường của đại não. Đó là do nó làm cho tim đập, dòng máu có huyết áp theo bản năng.
 

25. Về mặt tinh thần, tiềm ý thức có công năng lực trữ thông tin-tức là có trí nhớ. Nó còn có tác dụng phát triển trí tuệ, làm cho tư duy của con người càng linh hoạt, tinh lực càng tập trung, thậm chí có thể sinh ra sức sáng tạo.
 

26. Về mặt tâm linh mà nói, tiềm ý thức là nguồn gốc của lý tưởng, chí hướng và mộng tưởng. Nó có thể làm nảy sinh sức mạnh nội tâm của con người. Có thể ví tiềm ý thức là cây cầu nối liền tâm linh con người với trí tuệ vô tận trong vũ trụ.
 

27. Tiềm ý thức làm thế nào để thay đổi được hoàn cảnh và số phận của con người? Nó có thể giúp con người có sức sáng tạo, sức sáng tạo này được phản ánh qua tư tưởng, rồi được đem ra thực hành và làm thay đổi cảnh ngộ của con người. Đó là một trong những quy tắc của tiềm ý thức.
 

28. Tư duy được chia làm hai loại: Một loại là tư duy đơn giản, trực tiếp, vô ý thức. Một loại là tư duy có tính chỉ đạo, có ý thức, logic, giàu tính xây dựng. Khi ta tận dụng được loại tư duy chỉ đạo này là sẽ kết hợp hoàn hảo được tính khách quan và chủ quan làm một và làm nảy sinh ra sức sáng tạo vô hạn. Ý thức của con người vốn có sức sáng tạo, có thể gây tác động tích cực đối với hoàn cảnh khách quan, kết quả hoạt động của nó sẽ được thể hiện ra thế giới bên ngoài. Đó là “quy tắc lực hấp dẫn” (lực thu hút). Người có tư tưởng, hành vi lành mạnh, tích cực sẽ có lực hấp dẫn người khác.
 

HUẤN LUYỆN TÂM LÝ
 

Trong bài học trước, chủ yếu chúng ta đã luyện tập cách khống chế thân thể. Nếu bạn làm được việc đó rồi, bây giờ bạn hãy bắt đầu tập luyện cách khống chế tư tưởng.
 

Bạn hãy chọn một địa điểm yên tĩnh  giống như lần trước và để cho thân thể và tâm hồn ở vào trạng thái hoàn toàn trầm mặc. Sau đó, bạn bắt đầu tập khống chế tư tưởng. Bạn hãy giữ lại trong đầu óc những cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, thư thái, xua tan những suy nghĩ lo lắng, tiêu cực. Thường xuyên luyện tập như vậy, bạn sẽ biết cách khống chế tư tưởng, tình cảm của mình và cách giữ được trạng thái tốt đẹp đối với cuộc sống.
 

Bài học này hết sức quan trọng trong quá trình rèn luyện tinh thần. Nếu bạn không khống chế được tư tưởng sẽ không khống chế được tâm tư, tình cảm và bạn sã bị vày dò bởi muôn vàng chuyện phiền muộn trong cuộc sống, bỏ lỡ mất nhiều cơ hội quý giá. Bạn hãy vứt bỏ những suy nghĩ linh tinh, luôn giữ cho đầu óc được sáng suốt, chăm chú nghĩ đến điều ta muốn có, như vậy cuộc sống sẽ không uổng phí.

Nào! Xin các bạn hãy tập luyện đi!
 

TRỌNG ĐIỂM ÔN TẬP
 

1. Hai mô thức của hành vi tinh thần là gì?

Đó là tiềm ý thức và hiển ý thức.
 

2. Do đâu mà có trạng thái tư tưởng thư thái, ung dung?

Đó là do con người không còn dựa vào hoạt động của hiển ý thức.
 

3. Tiềm ý thức có giá trị gì?

Tiềm ý thức là trung khu của trí nhớ(ký ức), giá trị  hết sức to lớn của nó ở chỗ, nó có thể khống chế toàn bộ quá trình  sinh mệnh và khuyên bảo, chỉ dẫn hành vi của con người.
 

4. Công năng của hiển ý thức là gì?

Hiển ý thức có công năng nhận biết, kiểm tra. Nó có năng lực suy lý và là nguồn khởi đầu của ý chí, có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của tiềm ý thức.
 

5. Sự khác biệt giữa tiềm ý thức và hiển ý thức?

Hiển ý thức là ý chí suy lý. Tiềm ý thức là dục vọng bản năng  sinh ra từ kết quả tích luỹ của sự suy lý.
 

6. Cần dùng phƣơng pháp gì để gây ảnh hưởng đến tiềm ý thức?

Không ngừng tự kỷ ám thị trong nội tâm, luôn luôn nhấn mạnh đến kết quả mong muốn.
 

7. Làm như vậy sẽ có kết quả ra sao?

Khi đã kết hợp thống nhất được khách quan và chủ quan,  sẽ sinh ra sức mạnh thực hiện kết quả mong đợi.
 

8. Kết quả vận hành của quy luật đó ra sao ?

Hoàn cảnh ngoại bộ của con người là phản ánh của điều kiện khách quan. Điều kiện khách quan này nhất trí với thế giới nội tâm của con người.
 

9. Quy tắc này có tên gọi như thế nào ?

Đó là quy tắc luật hấp dẫn
 

10. Quy tắc này được diễn đạt như thế nào ?

Tinh thần vốn có sức sáng tạo và tự động liên hệ với khách thể, thể hiện năng lượng của nó trong khách thể – nó có tác dụng hấp dẫn, thu hút.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn