Thuật dùng người của người xưa

Thứ hai - 08/07/2024 04:29 - Lượt xem: 106
Thuật dùng người của người xưa

Sau khi cùng quân của chư hầu đánh thắng quân Sở ở Cai Hạ, Cao Tổ (Hán Vương) được chư hầu cùng các quan văn vũ suy tôn làm Hoàng Đế, Hán Vương nói.
 

– Ta nghe nói. “Người hiền mới được làm đế, nếu không chỉ là lời nói suông không nên làm”. Ta không dám lên ngôi đế.
 

Quần thần đều nói:
 

Đại vương xuất thân thấp hèn, giết bọn bạo ngược, bình định bốn biển, người nào có công thì được cắt mà phong làm vương, làm hầu. Nếu đại vương không có danh hiệu tôn quý thì họ đều nghi không tin. Bọn thần liều chết xin giữ điều đó.
 

Hán Vương ba lần nhường không được, bất đắc dĩ nói:
 

-Nếu các ông đều cho thế là tiện thì tôi nhận, vì tiện lợi quốc gia.
 

Cao Tổ lên ngôi Hoàng Đế mở tiệc rượu ở phía nam cung Lạc Dương, Cao Tổ nói:
 

-Liệt hầu và các tướng đừng giấu giếm. Tất cả đều nói tình thực. Tại sao ta lấy được thiên hạ? Tại sao họ Hạng mất thiên hạ?
 

Cao Khởi và Vuơng Lăng nói:
 

-Bệ hạ ngạo mạn và khinh người. Hạng Vũ nhân từ và thương người. Nhưng bệ hạ sai ai cướp được thành, lấy được đất, hàng phục được nơi nào thì cho ngay nơi ấy, cùng chung lợi với thiên hạ. Hạng Vũ ghen người giỏi, ghét người có tài, hại người có công, nghi người hiền. Khi đánh thắng thì không thưởng công cho người ta, khi được đất thì không cho người ta hưởng lợi do đó mất thiên hạ.
 

Cao Tổ nói:
 

-Người chỉ biết một mà chưa biết hai, phàm việc tính toán trong màn trướng mà quyết định được sự thắng ở ngoài ngàn dặm ta không bằng Tử Phòng, trị nước nhà, vỗ yên trăm họ, vận tải lương thực không bao giờ đứt thì ta không bằng Tiêu Hà. Nắm trong tay trăm vạn quân đã đánh là nhất định thắng, tiến công là nhất định lấy thì ta không bằng Hàn Tín. Ba người này đều là những hào kiệt, ta biết dùng họ cho nên lấy được thiên hạ. Hạng Vũ có một Phạm Tăng mà không biết dùng cho nên bị ta bắt.
 

Tổng hợp từ “Sử Ký Tư Mã Thiên”

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết