Bài pháp thoại bế mạc Khoá thiền Vipassana Mùa Xuân 2024 tại Thiền đường Quốc tế – Thiền viện Phước Sơn

Thứ ba - 09/07/2024 04:07 - Lượt xem: 69
Bài pháp thoại bế mạc Khoá thiền Vipassana Mùa Xuân 2024 tại Thiền đường Quốc tế – Thiền viện Phước Sơn

Hôm nay, ngày 07 tháng 3 năm 2024, và hiện tại chúng ta đang chuẩn bị cho lễ bế mạc khóa thiền 12 ngày tại thiền viện Phước Sơn. Và để bắt đầu, chúng ta sẽ cùng nhau hành thiền trong 15 phút.
 

Hiện tại, chúng ta đang cùng nhau hành thiền để chỉ làm mà thôi. Trong việc nhận biết những sự dính mắc và vô minh của chính mình.
 

Khi chúng ta đang thực hành thiền như vậy, trong khóa thiền này, chúng ta cần chiến đấu không chỉ với sự vô minh và dính mắc của chính mình, mà chúng ta còn đang đối diện với sức mạnh của sự dính mắc và vô minh của tất cả các thiền sinh, tình nguyện viên, và thí chủ liên quan đến khóa thiền này.
 

Làm việc chỉ trong chánh niệm hoặc chỉ trong một gia đình hoặc chỉ cho cả một quốc gia thì không như nhau. Tương tự, chiến đấu với sự dính mắc và vô minh của chính mình của một cộng đồng, của một tổ chức cũng không giống nhau.
 

Tôi chú trọng vào việc thực hành thiền không chỉ trong việc dạy lẫn học mà còn trong việc cùng làm với nhau một cách không giới hạn. Tôi đã và đang dẫn dắt nhiều người trong việc dạy và học, thực hành bằng cách chiến đấu đối diện với sự dính mắc và vô minh của một nhóm, của một cộng đồng trong hơn 21 năm qua một cách liên tục không ngừng nghỉ.
 

Ngay từ những ngày đầu tiên, trong việc dạy và học của tôi khi bắt đầu làm tu sĩ, tôi đã lựa chọn phương pháp chỉ làm mà thôi để đối diện, để chiến đấu với sự dính mắc và vô minh bằng sự chánh niệm và xả ly. Ở thời điểm đầu tiên, mọi thứ thực sự vô cùng khó khăn để có thể chỉ làm mà thôi, nhưng tôi không từ bỏ, và tiếp tục đi trên và theo đuổi con đường trung đạo bằng cách chỉ làm mà thôi với những nhóm người ngày càng đông hơn, lớn hơn.
 

Và bằng cách này, sau 5 năm vào năm 2007, trung tâm Thabarwa đầu tiên đã xuất hiện tại trung tâm của Yangon và tôi tiếp tục làm tất cả các loại thiện pháp khác nhau để đối diện và chiến đấu với sự vô minh và dính mắc của một nhóm người bằng sự thực hành hay biết chánh niệm và xả ly. Bằng cách đó, cộng đồng của Thabarwa trở nên ngày càng đông hơn và rộng lớn hơn. Hiện nay có hơn 100 trung tâm Thabarwa cả ở Myanmar và trên khắp thế giới. Đó là sức mạnh của sự chiến đấu không ngừng với dính mắc và vô minh bằng cách hay biết chánh niệm và xả ly mà không có sự từ bỏ ở mỗi khoảnh khắc hiện tại.
 

Hiện tại, ngay ở Việt Nam, người Việt cũng có cơ hội để hiểu và thực hành con đường trung đạo của việc chỉ làm mà thôi hoặc chỉ không làm mà thôi. Trong bất kỳ việc gì chúng ta làm, chúng ta cần nỗ lực để chiến đấu với dính mắc và vô minh bằng cách luôn hay biết chánh niệm và xả ly.
 

Tất cả chúng ta ở đây chỉ cần tiếp tục cuộc chiến, cuộc đối đầu giữa vô minh, dính mắc và hay biết chánh niệm, xả ly. Đây không chỉ là một cuộc đấu tranh trong một cộng đồng, mà còn là một cuộc đấu tranh, một sự tranh đấu trong chính bản thân mỗi người chúng ta. Và trong tâm hồn mỗi người, luôn có một sự đối đầu giữa vô minh và chánh niệm, giữa dính mắc và xả ly. Và chúng ta cần tiếp tục không ngừng nghỉ trong cuộc đấu này.
 

Cuộc đấu tranh giữa vô minh và chánh niệm, giữa dính mắc và xả ly, đó là cuộc chiến kỳ diệu, thú vị và ý nghĩa nhất của mỗi người và mọi người.


Không có gì quan trọng bằng việc thực hành hay biết chánh niệm và xả ly bằng cách chỉ làm mà thôi. Chính nhờ việc làm mọi việc khác nhau với sự thực hành hay biết chánh niệm và xả ly, sử dụng phương pháp chỉ làm mà thôi trong hơn 21 năm qua tôi đã có thể giải quyết được những nhu cầu của chính mình và người khác, hết nhu cầu này đến nhu cầu khác.
 

Tôi đã có đủ năng lượng giải quyết vấn đề của chính mình, vấn đề của cộng đồng của mình, vấn đề của các trung tâm thiền cũng như giải quyết vấn đề của người khác hết vấn đề này đến vấn đề khác một cách liên tục. Nếu như tôi dừng lại việc làm thiện pháp, như vậy, tôi sẽ không thể chắc chắn có thể đáp ứng được những nhu cầu cũng như giải quyết được các vấn đề, tôi sẽ không thể chắc chắn liệu mình có thể đáp ứng được những nhu cầu của chính mình và của người khác hay không? Điều đó là không chắc chắn và nếu như bạn đi theo con đường này, đi theo con đường trung đạo bằng việc làm tất cả các loại thiện pháp khác nhau một cách liên tục thì những mong muốn, những ước nguyện của bạn sẽ được thành tựu hết cái này đến cái khác. Những vấn đề của bạn sẽ được giải quyết hết vấn đề này đến vấn đề khác, chắc chắn là như thế.
 

Và tại thời điểm kết thúc của khóa thiền này, tôi vô cùng trân trọng sự thực hành và làm việc đội nhóm của các bạn, của người Việt Nam cùng với nhau và xin cảm ơn.

– Thiền sư Ottamathara –

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn